Ngữ văn Lớp 11: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài thơ. Tự tình 2 và Thương vợ của Trần Tế Xương

Ngữ văn Lớp 11: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài thơ. Tự tình 2 và Thương vợ của Trần Tế Xương, giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

1 bình luận về “Ngữ văn Lớp 11: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài thơ. Tự tình 2 và Thương vợ của Trần Tế Xương”

  1. Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homer đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Có thể nói, đó chính là sự trường tồn bất diệt của thơ văn.

    Và ta càng thấy sức lan tỏa của nó mạnh mẽ hơn khi đến với ngòi bút nhân đạo của người nghệ sĩ trong thơ ca trung đại. Nổi bật lên trong những trang viết thấm nhuần tư tưởng ấy chính là hình ảnh người phụ nữ.

    Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẳm tâm hồn, nhiều tác phẩm ra đời chính là sự lên tiếng của nhiều nhà thơ nói thay cho tâm sự thầm kín của người phụ nữ mà tiêu biểu là hai bài thơ “Tự Tình II II” của Hồ Xuân Hương và “Thương Vợ” của Trần Tế Xương.

    Đọc những vần thơ ấy, độc giả không khỏi rung động trước tình cảnh éo le, trớ trêu, những bi kịch đau thương họ phải gánh chịu. Và có lẽ chính bởi từ đó, ta hiểu thêm về một nửa nhân loại.

    Mỗi bài thơ đều được thể hiện bằng phong cách riêng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ tiềm ẩn bao vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đáng trân trọng. Nhưng trong xã hội phong kiến mục nát ấy, mọi quyền lợi mà họ đáng được hưởng lại bị tước đoạt.

    Có thể khẳng định rằng, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đẹp người, đẹp nết. Họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, có nhan sắc:

    “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
    (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

    Và ta cũng bắt gặp hình ảnh một người vợ đảm đang, yêu thương gia đình:

    “Quanh năm buôn bán ở mom sông
    Nuôi đủ năm con với một chồng”

    Bà Tú là người rất mực chăm lo cho chồng con, bà nuôi cả gia đình nhưng cuộc ssống luôn đầy đủ, không để ai phải đói rách. Mọi người được ăn no mặc ấm, tiêu pha đủ. Qua đó, ta thấy bà đã làm tròn trách nhiệm với cương vị là người vợ, người mẹ trong gia đình.

    Đọc đến đây, hình ảnh “Vũ Nương” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguy

Viết một bình luận

TƯ VẤN TÌM GIA SƯ MIỄN PHÍ
TƯ VẤN TÌM GIA SƯ MIỄN PHÍ