Ngữ văn Lớp 8: Viết 1 đoạn văn phân tích về nhân vật cai lệ trong ‘Tức nước vỡ bờ’, giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
-
Cai lệ là một chức quan thấp nhất trong xã hội hội phong kiến lúc bấy giờ, là người đứng đầu một tốp lính nhỏ chuyên giúp việc cho quan nha. Chính ra bản chất nhân vật này là một kẻ tay sai chính hiệu, không hơn không kém, ăn bổng lộc nhà nước, chỉ đâu đánh đó, là thứ công cụ bằng sắt có tiếng nói đắc lực nhất trong các vụ truy thu sưu thuế. Khi có một tên cùng đinh nào đó, không đủ tiền nộp sưu thì các quan sẽ bắt chúng phải nhè ra bằng cách cho cai lệ đến bắt và trói giải về đình. Dĩ nhiên cai lệ không chỉ bắt trói mà hắn còn kiêm luôn cả nhiệm vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với những kẻ không lề lối, cứng đầu, cũng như “tra khảo” tên nông dân khốn khổ, để hòng bắt vợ con chúng kiếm ra được tiền mà nộp sưu. Thế nên dù rằng cai lệ mang danh là người nhà nước, làm việc theo phép nước, nhưng chưa bao giờ người ta sợ hắn với tư cách là một kẻ xử sự theo pháp luật, mà căn bản người ta sợ bị hắn đánh, hắn trói cho đến chết. Rốt cục người ta là sợ sự tàn ác của chế độ, chứ không phải kiêng dè pháp luật nghiêm minh, đó là một nghịch lý trong xã hội phong kiến tay sai lúc bấy giờ. Quản lý xã hội bằng những công cụ bằng sắt biết nói, bằng những tên tay sai độc ác chỉ lăm lăm một ý thức “đánh và trói”, khiến người ta sợ hãi chứ không phải nể trọng.Cai lệ tuy chỉ là một nhân vật phụ trong toàn tác phẩm, nhưng bấy nhiêu bản chất thối tha, bẩn thỉu và tàn ác của hắn đã được khắc họa một cách tài tình thông qua ngòi bút chân thực và sắc bén của Ngô Tất Tố. Hắn không chỉ đại diện riêng cho tầng lớp giai cấp tay sai thống trị độc ác, vô nhân tính mà tất cả những hành động, bản chất dã thú cả hắn chính là một điển hình sống động cho cái lý lẽ và trật tự xã hội lúc bấy giờ, kẻ ở trên thì có quyền sinh sát, ác độc, đặc biệt là càng ác độc với những kẻ cùng đinh mạt hạng. Mà như anh Dậu nói “Người ta đánh mình không sao, nhưng mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”.
-
tham khảoCai lệ là một chức quan thấp nhất trong xã hội hội phong kiến lúc bấy giờ, là người đứng đầu một tốp lính nhỏ chuyên giúp việc cho quan nha. Chính ra bản chất nhân vật này là một kẻ tay sai chính hiệu, không hơn không kém, ăn bổng lộc nhà nước, chỉ đâu đánh đó, là thứ công cụ bằng sắt có tiếng nói đắc lực nhất trong các vụ truy thu sưu thuế. Khi có một tên cùng đinh nào đó, không đủ tiền nộp sưu thì các quan sẽ bắt chúng phải nhè ra bằng cách cho cai lệ đến bắt và trói giải về đình. Dĩ nhiên cai lệ không chỉ bắt trói mà hắn còn kiêm luôn cả nhiệm vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với những kẻ không lề lối, cứng đầu, cũng như “tra khảo” tên nông dân khốn khổ, để hòng bắt vợ con chúng kiếm ra được tiền mà nộp sưu. Thế nên dù rằng cai lệ mang danh là người nhà nước, làm việc theo phép nước, nhưng chưa bao giờ người ta sợ hắn với tư cách là một kẻ xử sự theo pháp luật, mà căn bản người ta sợ bị hắn đánh, hắn trói cho đến chết. Rốt cục người ta là sợ sự tàn ác của chế độ, chứ không phải kiêng dè pháp luật nghiêm minh, đó là một nghịch lý trong xã hội phong kiến tay sai lúc bấy giờ. Quản lý xã hội bằng những công cụ bằng sắt biết nói, bằng những tên tay sai độc ác chỉ lăm lăm một ý thức “đánh và trói”, khiến người ta sợ hãi chứ không phải nể trọng.Cai lệ tuy chỉ là một nhân vật phụ trong toàn tác phẩm, nhưng bấy nhiêu bản chất thối tha, bẩn thỉu và tàn ác của hắn đã được khắc họa một cách tài tình thông qua ngòi bút chân thực và sắc bén của Ngô Tất Tố. Hắn không chỉ đại diện riêng cho tầng lớp giai cấp tay sai thống trị độc ác, vô nhân tính mà tất cả những hành động, bản chất dã thú cả hắn chính là một điển hình sống động cho cái lý lẽ và trật tự xã hội lúc bấy giờ, kẻ ở trên thì có quyền sinh sát, ác độc, đặc biệt là càng ác độc với những kẻ cùng đinh mạt hạng. Mà như anh Dậu nói “Người ta đánh mình không sao, nhưng mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”.