Ngữ văn Lớp 7: Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong môi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng. a) Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) b) Mười bảy bẻ gãy sừng trâu. (Tục ngữ) c) Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. (Tục ngữ) d) Tấc đất tấc vàng. (Tục ngữ) e) Cày đồng đang buổi ban trưa Mô hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao), giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
Biện pháp nói quá
Biểu thị + Tác dụng
a. chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
– Biểu thị thời gian trôi nhanh.
– Thời gian trôi nhanh nhưng cũng không đến mức chưa nằm đã sáng, và cũng không nhanh đến mức chưa cười đã tối, nhắc nhở con người cân bằng và sử dụng thời gian cho hợp lí!
b. Mười bảy bẻ gãy sừng trâu
– Biểu thị sức mạnh/ sức khỏe của lớp thanh niên.
– Mười bảy là cách nói ẩn dụ chỉ lớp thanh niên tầm 17- 20 tuổi, đây là lớp người mới lớn nên có một sức khỏe mạnh và dẻo dai.
c. tát Biển Đông cạn
– Biểu thị sức mạnh của sự đoàn kết.
– Biển Đông không bao giờ tát cạn được, nói quá như vậy nhằm khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết vợ chồng, khi vợ chồn đồng lòng thì việc gì cũng có thể giải quyết.
d. Tấc đất tấc vàng
– Biểu thị giá trị của đất
– Một tấc đất được ví như một tấc vàng, vì vậy mà con người cần trân trọng, sử dụng đất cho hợp lí và phát huy hết vai trò của đất.
e. Mô hôi – mưa ruộng cày
– Biểu thị sức lao động vất vả của người nông dân.
– Để làm ra một hạt gạo phục vụ cuộc sống, người nông dân phải trải qua một quá trình dài vất vả, vì vậy phải trân trọng công sức lao động của người nông dân, trân trọng hạt gạo, phải sử dụng hợp lí không được lãng phí.