Ngữ văn Lớp 6: Viết Đoạn văn khoảng 8-9 dòng kể về vấn đề tiết kiệm nước :/, giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
-
Nước là một tài nguyên dồi dào trên Trái Đất. Nước ao hồ, sông suối, biển hay đại dương đều nhiều vô kể, chảy xiết và cuồn cuộn. Nước cũng chiếm hơn 50% cơ thể người. Có thể thấy nước là tài nguyên phong phú, là phần quan trọng và là điều thiết yếu cho sự sống của con người. Có lẽ vì vậy mà dịp đầu năm, người ta vẫn hay chúc nhau: “Tiền nhiều như nước”. Tuy nhiên, đó chỉ là một lối nói. Trong thực tế, chỉ có nước ngọt và nước sạch là phục vụ được cho nhu cầu của con người. Nguồn nước này là có hạn, trong khi nhu cầu của con người lại rất lớn. Chính vì vậy, dù nước có rất nhiều, nhưng nguồn nước sạch và nước ngọt cần được chúng ta sử dụng tiết kiệm và hợp lí hơn.
-
Hiện nay, nguồn nước ngọt đã giảm đáng kể, nhưng tình trạng sử dụng nước không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi, làm cho trữ lượng nước bị giảm mạnh. Nước, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người hiện không còn là vô tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ – nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
-
Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Xã hội phồn thịnh cũng bởi mỗi cá nhân biết chi tiêu đúng cách. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí,. Trong học tập, sắp xếp khoa học tránh lãng phí thời gian. Trong cuộc sống, biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện quá mức mà phải chi tiêu hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. Người không có tính tiết kiệm không những có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà bản thân cũng dễ rơi vào cuộc sống nghèo khó.