Ngữ văn Lớp 6: Vào thời cổ đại, một vị vua cho người đặt một tảng đá lớn trên đường đi. Sau đó ông ta giấu mình và theo dõi xem liệu có ai sẽ di chuyển tảng đá ra khỏi đường không. Một số thương nhân và triều thần giàu có nhất của nhà vua đã đến và chỉ đơn giản là đi xung quanh nó. Nhiều người lớn tiếng đổ lỗi cho nhà vua vì đã không giữ đường thông thoáng, nhưng không ai trong số họ làm bất cứ điều gì để đưa hòn đá ra khỏi đường. Chỉ cho đến khi một người tiều phu đến, anh ta đặt bó củi xuống và cố gắng đẩy hòn đá ra khỏi đường. Sau nhiều nỗ lực và căng thẳng, cuối cùng anh cũng thành công. Sau khi người nông dân quay lại nhặt bó củi, anh ta nhận thấy một chiếc túi nằm trên con đường nơi có tảng đá. Chiếc túi chứa nhiều đồng tiền vàng và một ghi chú của nhà vua giải thích rằng vàng là dành cho người đã tháo tảng đá ra khỏi lòng đường. (Nguồn: Internet) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. Câu 2: Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn. Câu 3: Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ đó: Vào thời cổ đại, một vị vua cho người đặt một tảng đá trên đường đi. Câu 4: Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì?, giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
1) phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận;
2) Nội dung chính: kể về một nhà vua muốn thử xem ai sẽ nhấc tảng đã gây cản trở đường đi. những thương nhân giàu có, những cận thần,… đều chỉ than trách và bỏ qua mà không di chuyển tảng đá. Còn người nông dân vì tốt bụng nên đã dịch chuyển tảng đã để tránh gây cản trở đường đi. Vua tặng người nông dân tiền.
3) Văn bản gửi gắm thông điệp: +Lòng tốt luôn được đền đáp xứng đáng ,
+ Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt
+ Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng;
4) 4: Nếu em là người qua đường trong câu chuyện trên, em sẽ hành động giống như người nông dân. Vì cho đi là nhận lajhi. Em sẽ nang tảng đá để tránh làm phiền mọi người xung quanh, và như thế cả hai đều sẽ vui