Ngữ văn Lớp 12: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu "mà nay đang có những dòng sông sắp qua đời,dòng sông đang kêu cứu"…, giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
-
Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành một thực trạng đáng báo động ở nước ta. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa ra các hình ảnh, các thông tin và số liệu chứng minh rằng rất nhiều dòng sông trên đất nước ta bị ô nhiễm nặng nề. Ta hãy cùng tìm hiểu thực trạng ô nhiễm sông ngòi nước ta hiện nay như thế nào.Về với nông thôn Việt Nam ngày nay, chắc hẳn sẽ khó mà tìm được những dòng sông xanh trong, mát lành như trong những câu thơ: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc- Nước gương trong soi tóc những hàng treo trong thơ của Tế Hanh nữa. Mọc lên ở ven sông hoặc ở gần các dòng sông ngày càng nhiều không chỉ là các khu đô thị mà còn cả các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế là những nguy cơ đã hiển hiện rõ về nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, trong đó có ô nhiễm các dòng sông. Và sau đây là những con số khiến chúng ta phải giật mình.Sông Thị Vải không còn.. thở”, “Vedan đã “giết” sông Thị Vải”… là tiêu đề nóng hổi của những bài báo gần đây về thực trạng ô nhiễm dòng sông này. Nằm trong lưu vực sông Đồng Nai, có những đoạn trên sông Thị Vải bị “chết” kéo dài hàng chục cây số từ khu vực hợp lưu suối Cả đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Trung bình mỗi ngày hàng trăm nhà máy công nghiệp nằm dọc sông Thị Vải đã thải trực tiếp hàng nghìn ki-lô-gam các chất gây ô nhiễm xuống dòng sông.Còn ở khu vực miền Bắc, thực trạng ô nhiễm ở ba lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy cũng thật nghiêm trọng. Sông Cầu mỗi năm tiếp nhận thêm 180000 tấn phân hóa học và 1500 tấn thuốc trừ sâu. Lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy thì bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm đen ngòm nước sông đang bốc mùi.Không chỉ ở nông thôn và các tỉnh thành mà ngay ở giữa thủ đô Hà Nội, chúng ta cũng được được tận mắt chứng kiến dòng sông Tô Lịch – một địa danh nổi tiếng của Thăng Long xưa, nay đã trở thành một “dòng sông chết” với màu nước đen và mùi hôi thối đặc trưng.Vậy, những nguyên nhân nào đã dẫn đến hiện trạng đáng đau lòng ấy?Trước hết, phải kể đến nhu cầu và tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang ngày một được đẩy mạnh và tăng cao. Số lượng các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Chính vì sự vô trách nhiệm và vì lợi ích vật chất vị kỉ mà những nhà máy, khu công nghiệp này đã “thoải mái” xả hàng nghìn tấn chất thải hóa học xuống mà không qua xử lý làm ô nhiễm các dòng sông. Các doanh nghiệp, nhà máy công nghiệp này là đối tượng đầu tiên chịu trách nhiệm về thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng này.Không chỉ vậy, trình độ nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong cuộc sống còn thấp kém cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng sông bị ô nhiễm. Là những người sống gần dòng sông, thậm chí trực tiếp sử dụng nguồn nước từ những dòng sông này, chứng kiến tình trạng môi trường bị hủy hoại nhưng có mấy người dám lên tiếng phản ánh, tố cáo. Nguy hiểm hơn, chính những người dân cũng là “thủ phạm” khi họ thản nhiên xả rác thải sinh hoạt cũng như những hóa chất phế thải dùng trong sản xuất xuống sông. Không ít dòng sông đang dần trở thành những bãi rác của cả một vùng dân cư.Ngoài ra, hiện trạng ô nhiễm các dòng sông đã kéo dài và trở nên trầm trọng còn do sự quản lý của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chức năng còn lỏng” lẻo. Có thể nói, chính quyền địa phương là thành phần quan trọng có vai trò và chức năng ban bố các văn bản, quy định việc đầu tư xây dựng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ phải đi cùng với bảo vệ môi trường, nghĩa là phải “phát triển bền vững”. Vậy mà nhiều nơi, chính quyền địa phương đã tỏ ra bàng quan, vô trách nhiệm, để cho những hành động phạm pháp ngang nhiên xảy ra. Do đó, họ cũng phải chịu trách nhiệm trước hiện trạng đau lòng này.Mức độ ô nhiễm sông càng cao thì hậu quả mà nó để lại càng nặng nề.Hậu quả đầu tiên đó là, các hóa chất độc hại cùng rác thải công nghiệp và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ oxy trong nước thấp khiến cho cây cối và các sinh vật ở dưới nước không thể sống được. Điều này không chỉ nguy hại vì đã phá hủy môi trường sinh dưỡng của cây cối và thủy sản mà nó còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân bởi vì họ không thể hưởng lợi nhuận từ việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản được nữa. Vậy nên “cá chết”, còn người thì khóc.Một hậu quả nữa của ô nhiễm sông là nó dẫn đến ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt, từ đó gây nên những căn bệnh nguy hiểm cho con người. Mùi hôi thối từ những dòng sông bị ô nhiễm và những hóa chất độc hại từ các nhà máy, các khu công nghiệp sẽ ngấm vào nguồn nước, thấm vào đất đai và làm nhiễm độc nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt của người dân. Hậu quả mà nó để lại là rất lâu dài, có thể truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do vậy mà gần đây, ta đã thấy xuất hiện những “làng ung thư” đang cất lên tiếng kêu cứu đầy bất lực. Chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân gây nên căn bệnh quái ác này cùng những cái chết đau thương, nhưng cũng có thể phần nào thấy được ảnh hưởng không nhỏ của ô nhiễm từ những dòng sông đến sức khỏe và cuộc sống của con người nơi đó.Bên cạnh đó, những dòng sông bị ô nhiễm cũng còn ảnh hưởng đến mỹ quan của thành phố hoặc của khu vực đó, để lại ấn tượng ghê sợ đối với những người khách khi đến đây.Như vậy, hậu quả do ô nhiễm các con sông gây nên có thể nói là sâu sắc và toàn diện. Nó không chỉ tác động về mặt kinh tế, môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và diện mạo cảnh quan, văn hóa của khu vực, rộng ra là của cả đất nước.Đứng trước thực trạng đó, chúng tôi mạn phép đưa ra một số gợi ý về những giải pháp góp phần làm giảm hiện trạng ô nhiễm sông ngòi hiện nay.Thứ nhất, chúng ta nên nhân rộng hình thức giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Phải có những chiến dịch vận động rộng khắp, những thông tin cụ thể, những hình ảnh ấn tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến người dân ở gần sông. Cần cho họ hiểu thực trạng, hậu quả của ô nhiễm, đồng thời kêu gọi ý thức giữ gìn, bảo vệ những dòng chảy tự nhiên đó.Thứ hai, chúng ta nên xây dựng những chế tài và áp dụng những hình thức xử lý nghiêm khắc với những hành động làm ô nhiễm sông. Không chỉ các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp mà cả bộ phận lãnh đạo ở địa phương cũng cần bị xử phạt nghiêm minh vì thái độ vô trách nhiệm với cuộc sống của người dân và của chính mình.Bên cạnh đó, nhất thiết, chúng ta phải nghiên cứu để đạt tới trình độ phát triển khoa học công nghệ cao, nâng cao năng lực xử lý hóa chất và rác thải công nghiệp cũng như sinh hoạt, đồng thời tiến hành cải tạo lại những dòng sông đã bị ô nhiễm. Giải pháp này mang tính thiết thực, cụ thể, đòi hỏi sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chuyên trách về môi trường và kinh tế Việt Nam.Như vậy, có thể nói, ô nhiễm các dòng sông đã và đang trở thành “vấn nạn” ở nước ta. Ngày càng nhiều các dòng sông lên tiếng kêu cứu. Với mỗi học sinh chúng ta, hãy cùng cất lên tiếng nói, lời kêu gọi bảo vệ những dòng sông thân yêu, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Và đặc biệt, mỗi cá nhân hãy cùng chung tay góp sức, làm cho môi trường của chúng ta trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.
-
Vấn đề tôi đề cập dưới đây là vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ. Đó là làm sao để sử dụng nước cho đúng cách, làm sao để giữ gìn nguồn nước sạch.Hằng ngày ta thấy nước ở khắp mọi nơi : ao hồ, sông ngòi, mưa tuyết, mưa đá, băng, thậm chí trong những chai nước giải khát và ngay cả trong toilet. Vậy nước là gì ? Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị, là hợp chất của ôxi và hiđrô, có công thức hoá học là H20, sôi ở 100°c và hoá rắn ở 0°c. Nước tham gia rất nhiều phản ứng hoá học trong cơ thể sống và trorig sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước là khởi nguồn sự sống.Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết 3/4 bề mặt trái đất của chúng ta là nước. Nhưng không phải ai cũng biết rằng 97% lượng nước trên trái đất là nước mặn, nước ngọt chỉ chiếm 3%. Đó là một con số quá nhỏ, vậy mà 2,1% trong lượng nước ít ỏi đó lại là những tảng băng ở 2 cực, nước mà con người có thể sử dụng hằng ngày chỉ chiếm trên dưới 1%. Rõ ràng tài nguyên nước là có hạn, không những thế còn chẳng nhiều nhặn gì, trong khi mỗi gia đình trung bình cần 300 lít nước mỗi ngày, sản xuất công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp cần hàng vạn tấn nước cho mỗi tấn sản phẩm. Vậy vì sao con người có thể tồn tại hàng thiên niên kỉ chỉ với 1% lượng nước trên trái đất ?Thật may vì nước ta dùng không hề mất đi, mà quay lại với con người sau khi qua một quá trình thanh lọc của thiên nhiên. Nước qua sử dụng chảy ra sông hồ, dần dần bay hơi trở thành những hạt nước nhỏ li ti trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được. Những hạt nước này bốc hơi lên đến một độ cao nhất định sẽ gặp lạnh. (Càng lên cao nhiệt độ càng hạ xuống và ngưng tụ thành những giọt nhổ. Những giọt nước này liên tục hợp lại với nhau và trở nên to, nặng dần. Đến một thời điểm nhất định, khi luồng không khí đối lưu bốc từ dưới lên không đủ để giữ chúng lơ lửng trên không, chúng sẽ rơi xuống trở thành mưa. Mưa rơi xuống đất và nước lại chảy ra sông hồ. Lượng nước ngấm xuống đất cũng sẽ theo những mạch ngầm chảy ra sông hồ. Nước sông hồ lại tiếp tục bay hơi… Quá trình này được gọi là vòng tuần hoàn nước. Vì vậy nguồn nước con người sử dụng tưởng chừng như vô hạn).Lí thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế thì lại khác. Con người đang can thiệp một cách thô bạo vào vòng tuần hoàn nước, gây ra những ảnh hưởng xấu đên nguồn nước của thiên nhiên, hay gần hơn là đến chính đời sống của chúng ta.Nước mưa rơi xuống đất, chảy ra sông và được ngăn giữ lại ở các đập nước hay dẫn vào hồ chứa để phục vụ cho sản xuất, cung cấp nước uống và sinh hoạt. Vậy nếu muầ nhiễm bẩn, hay chính xác hơn là những đám mây và hơi nước trong không khí bị ô nhiễm thì nguồn nước đương nhiên cũng bị nhiễm bẩn theo. Và con người đang làm ô nhiễm chính nguồn nước uống của mình bằng khí thải công nghiệp độc hại và khói của hàng tỉ phương tiện giao thông trên thế giới. Hãy thử tưởng tượng từng hạt nước bạn uống hằng ngày chứa trong nó hàng ngàn độc tố, liệu bạn có khỏi rùng mình ghê sợ ?Ngoài nước mưa, từ xưa con người đã biết tận dụng nguồn nước trong lòng đất phục vụ cho sinh hoạt bằng cách đào giếng nước. Nước giếng chính là nước ngầm. Tỉ lệ nước trên trái đất là 85% nước trên mặt đất và 15% nước ngầm. Vậy nước ngầm được tích trữ bằng cách nào ? Rừng và ruộng nước có khả năng giữ nước gấp 20 lần đập nước nhân tạo. Hệ thống rễ cây và các sinh vật cộng sinh làm cho đất quanh mỗi gốc cây có khả năng hút nước như những tấm bọt biển vậy. Không những thế, mỗi thân cây cũng có chứa nước. Có thể nói, rừng là hồ chúầ nước khổng lồ. Nước có trong đất rừng và ruộng nước sẽ ngấm sâu xuống, tạo ra các mạch nước ngầm, hay nói cách khác, chính rừng cây đã tạo ra nước ngầm. Vậy mà lượng nước ngầm đang dần cạn kiệt dưới bàn tay con người. Các rừng cây đang bị chặt phá không thương tiếc, để lại mặt đất trống phẳng lì. Vậy là nước mưa rơi xuống cứ chảy băng băng mà không kịp ngấm xuống, khiến cho lượng nước ngầm đang giảm xuống rõ rệt. Trong khi đó, con người lại đang không ngừng hút cạn nguồn nước của quả đất. Các nhà máy, xí nghiệp lớn mỗi ngày tiêu thụ hàng chục tấn nước ngầm. Một giếng nước phục vụ sinh hoạt chỉ cần khoan sâu khoảng 10m là đủ dùng, trong khi đó một giếng khoan phục vụ công nghiệp phải sâu ít nhất 100m. Không chỉ làm cạn kiệt, nước ngầm còn đang bị con người làm ô nhiễm nước ngầm. Nước mưa rơi xuống các bãi rác thải cũng ngấm vào các mạch ngầm, gây nhiễm bẩn. Chưa hết, chất thải trong các hố vệ sinh của con người cũng gây nhiễm bẩn nước. Vậy mà con người hằng ngày vẫn đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải của chính mình để ăn uống, tắm giặt… Thật đáng sợ ! phân huỷ, sẽ hết nguy hiểm. Nhưng đa số loại hoá chất không tự tiêu huỷ trong môi trường tự nhịên, mà còn mãi trong nước, do vậy chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng đủ gây hậu quả ghê gớm. Vậy thì thử hỏi, hàng tấn hoá chất chứa trong nước thải công nghiệp đang tàn phá nước sông hồ đến chừng nào ? Thêm nữa, riêng đối với hồ nước, để giữ gìn hồ còn cần bảo vệ vành đai tự nhiên quanh hồ. Chúng ta đang chặt cây và san ủi đất quanh hồ để xây dựng nhà cửa, công xưởng, mà không biết rằng, như thế là gián tiếp phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường nước hồ. Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn trôi đất và các chất thải trên bờ xuống hồ làm nước hồ vẩn đục. Do vậy mà bao nhiêu sinh vật đang chết dần chết mòn bởi không chịu nổi môi trường nước ô nhiễm nặng nề. Vậy là con người cùng lúc chỉ với một việc làm đã gây ra hai tội ác với thiên nhiên.Còn một nguồn nước nữa đã và đang bị bàn tay con người làm nhiễm bẩn, đó là nước sông hồ. Chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chưa qua xử lí cứ ào ào tuôn xuống sông hổ, khiến nước ngày càng bị ô nhiễm nặng thêm, trong đó, đáng sợ là có rất nhiều hoá chất độc hại. So với sự ô nhiễm do rác rưởi, sự ô nhiễm do hoá chất còn kinh khủng hơn rất nhiều. Rác rưởi sau khi được vi sinh vậtCó lẽ nhiều người cho rằng, công nghệ hiện đại ngày nay đã có thể thanh lọc, khử trùng nước để phục vụ cho sinh hoạt. Đó là thứ nước mà chúng ta vẫn gọi là “nước máy”. Nhưng ít ai biết, trong thứ nước máy trong vắt tưởng như tuyệt đối an toàn kia lại chứa muôn ngàn mối nguy hại tiềm ẩn. Nước máy chính là nước thải được đưa về bể lọc để lọc thành nước sinh hoạt. Tại bể lọc, rác được các vi sinh vật phân huỷ để nước không còn lẫn tạp chất. Còn để khử trùng, người ta cho chất clo (kí hiệu hoá học là Cl) vào nước. Nhưng nếu cho không đúng liều lượng, chất clo này có thể trở nên vô cùng nguy hiểm. Nước chứa quá nhiều clo sẽ có mùi nồng và vị chát, không thể uống được. Dù biết vậy nhưng con người vẫn phải sử dụng clo để lọc nước. Nhưng cho dù chấp nhận sử dụng clo, thì chúng ta vẫn phải bó tay nếu nước quá bẩn, cho bao nhiêu clo cũng không diệt hết vi khuẩn. Trái lại, clo kết hợp với một số chất hoá học lẫn trong nước có thể tạo ra những hợp chất còn độc hại hơn nữa. Thậm chí có những chất gây ung thư như Tri halo methan.Chưa hết, không chỉ có clo và các hoá chất độc hại, nước máy còn có thể bị ô nhiễm bởi một nguyên nhân khác. Ai cũng biết, nước máy được dẫn từ bể lọc thông qua các ống dẫn nước. Thực ra, hệ thống ống dẫn nước cũng tTương tự như hệ tuần hoàn máu trong cơ thể chúng ta vậy. Ống dẫn nước được chia làm hai loại : loại thứ nhất đưa nước sạch từ các bể lọc cung cấp cho các gia đình, loại thứ hai là ống thoát, đưa nước bẩn đi. Nhờ hệ thống tuần hoàn này mà thành phố có thể tồn tại được, giống như chúng ra có thể duy trì sự sống. Nhiữig đường ống dẫn nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ống nước bị rỉ hay. bị thủng đều có thể làm nước nhiễm bẩn. Vì thế ở một số nơi, ngay cả trong các thành phố lớn, nước máy cũng rất đục. Trên lí thuyết, chỉ cần quan tâm bảo trì các đường ống là mọi việc sẽ đâu vào đấy. Nhưng thực ra việc bảo trì các đường ống gặp rất nhiều khó khăn. Công việc suầ chữa các hệ thống dẫn nước chưa được quan tâm đúng mức, hơn nữa phần lớn các ống dẫn đều là ống chòn chìm, nên một khi hỏng thì rất khó sửa. Hoá chất clo một lần nữa góp phần làm ô nhiễm nước bằng một con đường khác, đó là gây gỉ sắt các đường ống dẫn nước. Rõ ràng nước máy không phải tuyệt đối an toàn như chúng ta tưởng.Không chỉ có thế, con người còn làm lãng phí nước bằng một cách khác.Đường nhựa trong thành phố không hề thấm một giọt nước mưanào, nước cứ chảy băng băng xuống cống rồi đổ ra sông, ra biển. Đó là một sự lãng phí rất lớn khi chúng ta để cho 1% nước ngọt ít ỏi cứ chảy ào ào sang phần 97% nước mặn kia. Nếu xét về phương diện tiết kiệm nước, thì đường đất và đường rải đá khi xưa còn có ích hơn nhiều so với đường bê tông.Con người ra sức chống lại các thảm hoạ thiên nhiên, mà không biết rằng, xét trên khía cạnh nào đó, chính mình lại đang gây ra một thảm hoạ nặng nề cho mẹ thiên nhiên. Nước là tài nguyên quý giá nhất mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho trái đất. Không có nước nghĩa là không còn sự sống. Hãy hành động trước khi quá muộn. Đừng giết chết khởi nguồn của sự sống, đừng để con cháu chúng ta sau này phải gánh chịu hậu quả, khi mà ốc đảo của Thái dương hệ trở nên khô khan cằn cỗi. Hãy để cho trái đất luôn tươi tốt đúng với tên gọi của nó : Hành tinh xanh.