Lịch sử Lớp 12: Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945-2000, giúp em giải bài này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
-
Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, chính quyền Mĩ luôn thực hiện chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc.1973-1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.Trong thập kỷ 90, Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược“Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.
-
chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1945- 2000 chia ra làm 3 thời kì :từ 1945 đến 1973: Mỹ tham vọng làm bá chủ thế giới thông qua chiến lược toàn cầu. mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu đó chính là: ngăn chặn tiến tới xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân… khống chế các nước tư bản đồng minh với Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ. năm 1972 Mỹ đã thực hiện chính sách hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. đặc biệt là cuộc chiến tranh với Việt Nam.từ 1973-1991: Mỹ tiếp tục chạy đua vũ trang với học thuyết Rigan để thi hành chiến lược toàn cầu. nhưng xét thấy xu thế hòa hoãn của thế giới những năm 80 nên Mỹ cùng Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh 12/1989.từ 1991-2000: Mỹ vẫn theo đổi chiến lược toàn cầu nhưng với học thuyết mới và có phần thâm độc hơn. học thuyết B. Clinton đó là ” Cam kết và mở rộng”. với học thuyết mới này Mỹ lấy cứ can thiệp vào công việc nộ bppj của nhiều nước trên thế giới để tranh giành ảnh hưởng của mình. Đặc biệt, sau chiến tranh lạnh kết thúc 1989 và Liên Xô sụp đổ cùng trật tự hai cực ianta sụp đổ, Mỹ càng tìm cách đưa Mỹ lên vị trí số 1 thế giới để chi phối và lãnh đạo thế giới, thiết lập 1 trật tự ” đơn cực” mới nhằm làm bá chủ thế giới, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, các nước trên thế giới không d